
Lịch sử Toyota từ gia đình thợ mộc nghèo đến ông trùm ô tô thế giới, nhắc đến Toyota ai cũng biết đây là tập đoàn ô tô nổi tiếng xứ hoa anh đào. Toyota được thành lập năm 1937 bởi nhà sáng lập Kiichiro Toyoda, qua gần 80 năm phát triển, Toyota hiện là đế chế ô tô quyền lực với các thương hiệu Toyota, Hino, Lexus…
Tập đoàn Toyota hiện cũng nắm một loạt quyền sở hữu của các công ty lớn khác như Daihatsu, Isuzu… thế nhưng ít ai biết khởi nguồn của Toyota là từ một công ty dệt thuộc dòng họ Toyoda tại Nhật Bản.
Giấc mơ của con trai người thợ mộc
Sakichi Toyoda sinh ra trong một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Yamakuchi vào ngày 14/2/1867. Mặc dù gia đình Sakichi trước đây có truyền thống làm nghề nông, nhưng cha ông lại làm nghề mộc và mẹ ông thì dệt vải để phụ trợ thêm vào thu nhập của gia đình.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Sakichi bắt đầu theo cha học nghề mộc. Và cũng như cha, Sakichi dồn mọi tâm huyết vào công việc, tuy nhiên hàng ngày tận mắt chứng kiến cảnh đói nghèo đeo bám mọi người dân trong làng. Đồng thời lại nghe kể về những cố gắng hiện đại hóa ngành công nghiệp đang diễn ra trên khắp Nhật Bản. Sakichi khao khát được đóng góp vào sự phát triển đó.
Ngôi làng nhỏ nơi Sakichi Toyoda sinh ra và lớn lên cũng như mọi ngôi làng Nhật Bản có nghề dệt may khác. Đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách thông thương với nước ngoài. Một buổi tối năm 1885, Sakichi tham dự một lớp học về luật sáng chế mới được ban hành.
Ở đây người ta nói với ông rằng chỉ có phát minh và sáng chế, mới là con đường để đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Rời lớp học, Sakichi càng nung nấu quyết tâm phát minh ra những chiếc máy dệt hiệu quả. Có thể giúp giải phóng bớt sức lao động cho người dân lao động nghèo.
Phòng sáng chế trong nhà chứa cỏ
Ban đầu tranh thủ lúc cha không để ý, Sakichi quây quần bên mẹ quan sát bà dệt vải. Sau đó ông lân la đến các nhà trong làng quan sát các máy dệt khác để tìm hướng cải tiến. Sau mỗi lần quan sát, Sakichi lại chui vào ngôi nhà chứa cỏ khô của mình, mày mò chế tạo chiếc máy dệt mơ ước.
Dù bao nhiêu lần Sakichi thử nghiệm rồi thất bại, nhưng ông quyết không bỏ cuộc. Sau vài tháng thử nghiệm với các mẫu máy khác nhau, Sakichi đã hoàn thành mẫu phát minh đầu tiên của mình, một chiếc máy dệt tay bằng gỗ. Sakichi ngay lập tức mang chiếc máy ra trình diễn trước dân làng.
Trước sự ngạc nhiên của mọi người, chiếc máy đã tạo ra những mảnh vải chất lượng vượt trội, với tốc độ tăng 40 đến 50%. Những người dân vốn quen với những dụng cụ dệt tay chậm chạp, lần đầu tiên được chứng kiến chiếc máy dệt tự chạy, như có phép lạ, và người vận hành chiếc máy dệt chính là mẹ của Sakichi.
Thất bại để thành công
Năm 1893 theo nguyện vọng tha thiết của cha, Sakichi kết hôn với Tamisahara, sinh ra cậu con trai là Kichiro Toyoda. Cuộc sống hôn nhân của Sakichi cũng thật khác người, ông thường xuyên cố thủ trên căn gác dùng làm thí nghiệm. Hiếm lắm mới ăn cơm cùng vợ, tiền tích lũy từ cửa hàng tiêu hết vào nghiên cứu. Thiếu thốn đến độ có khi phải cầm cố cả quần áo để lấy tiền ăn.
Mùa hè năm 1897, Sakichi hoàn thành chiếc máy dệt chạy bằng năng lượng hơi nước đầu tiên của mình. Được gọi là máy dệt gỗ động lực kiểu Toyota, là máy dệt động lực, khổ hẹp đầu tiên của Nhật Bản, một người thợ có thể vận hàng từ 3 đến 4 chiếc máy cùng một lúc. Giúp tăng năng suất đến 4 lần và giảm 50% chi phí sản xuất.
Vậy nhưng phát minh lần này của Sakichi lại đi trước thời đại quá xa, thiên hạ chưa đến chỗ dùng máy động lực nên chả ai mua, nỗi thất vọng lại bao trùm lấy Sakichi. Để mở rộng các thử nghiệm về máy dệt, Sakichi thí nghiệm thành lập một nhà máy của chính mình tại Nagoya làm cơ sở cho việc tích lũy kinh nghiệm sản xuất.
Sau nhiều cải tiến, chiếc máy dệt Toyoda với ưu điểm nhỏ gọn, dễ bảo trì, dễ vận hành, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài khác, đã thành công đến nỗi không thể đáp ứng kịp các đơn đặt hàng từ các xí nghiệp dệt may loại nhỏ.
Bắt đầu sự nghiệp kinh doanh
Tháng 10/1911 Sakichi thuê được khoảng 10.000m2 đất ở quận tây thành phố Nagoya. Khởi công xây nhà máy dệt tự động, lần này ông quyết tâm độc lập kinh doanh nhà máy, với mục đích dùng nguồn lợi kinh doanh bù đắp kinh phí nghiên cứu và hoàn thiện chiếc máy dệt tự động trong mơ của mình.
Sakichi một mình hoạt động kinh doanh độc lập đến năm 1921, ông mở rộng phạm vị hoạt động và thành lập nhà máy dệt bông vải sợi Toyoda tại Thượng Hải vơi ới 400 máy dệt. Ông cùng gia đình đến sống tại đây, ngoài ra ông còn có thêm sự trợ giúp của cậu con trai là Kiichiro vừa tốt nghiệp chuyên ngành công trình cơ khí tại đại học hoàng gia Tokyo.
Quyết định nghiên cứu xe hơi
Sâu thẳm trong trí óc của mình, Sakichi vẫn lưu giữ ấn tượng mạnh mẽ về những chiếc xe hơi được sử dụng rộng rãi tại Mỹ. Ông đã sớm nhận ra, thế giới đang thay đổi và những chiếc máy dệt năng lượng chỉ là công nghệ của ngày hôm qua, trong khi xe hơi sẽ là công nghệ của ngày mai.
Sau cơn động đắt tại Kanto ngày 1/9/1923, 800 khung gầm xe tải của Ford được nhập vào Nhật, để chế tạo xe buýt thay thế tạm hệ thống giao thông bị hủy hoại ở Tokyo. Hai hãng xe hàng đầu thế giới thời điểm đó là Ford và GM đã có nhà máy lắp ráp xe ngay tại Nhật.
Những ngành công nghiệp vật liệu đó ở Nhật đều có, nhưng những chiếc xe chạy trên đường phố Nhật lại toàn là xe Mỹ. Mang cùng những bức xúc giống như cha mình, Kiichiro quyết tâm thử sức với ngành công nghiệp ô tô.
Tháng 33/1930 sau chuyến thăm quan các nhà máy ô tô tại Mỹ và Châu Âu, Kiichiro trở về nhà máy dệt tự động Toyoda, giành một góc trong nhà máy để nghiên cứu, chế tạo xe hơi. Bằng cách mua các bộ phận và phân tích chúng, ông có thể có cái nhìn chính xác về ngành công nghiệp bộ phận. Một ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô.
Chiếc xe hơi đầu tiên của Nhật Bản
Ngày 29/1/1934 tại cuộc họp cổ đông của nhà máy dệt tự động Toyoda, Kiichoro đã trình ra dự án chế tạo ô tô của mình. Và mạnh dạn tuyên bố trong năm nay sẽ hoàn thành chiếc xe hoàn chỉnh. Tất nhiên Kiichoro cũng gặp phải nhiều phản đối, nhưng ông nói đó là nguyện vọng của cha tôi trước khi chết.
Đến tháng 3/1934 phân xưởng được xây xong, Kiichiro quyết định và cùng các nhân viên dưới quyền ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo động cơ, lấy mẫu là động cơ của xe Chevrolet. Mục tiêu là hoàn thành chiếc xe trong vòng 1 năm đặt ra dạo trước, đến giờ thời hạn đã qua lâu mà ngay cả một động cơ vẫn chưa hoàn thành.
Số tiền 1 triệu Yên mà Sakichi giao cho Kiichiro nghiên cứu nay cũng hết sạch. Tương lai trước mắt mờ mịt, không biết phải mất thêm bao nhiêu năm mới tạo ra được một chiếc xe và cũng không biết chắc chiếc xe ấy có bán được không. Ngân hàng và các cổ đông trong công ty đều lên tiếng phản đối hoạt động chế tạo xe hơi của Kiichiro. Cho rằng ông đang đẩy nhà máy dệt Toyoda vào tình trạng nguy hiểm.
Một đêm mùa xuân, Kiichiro đang nằm trong phòng mình thì nghe tiếng đập cửa dồn dập cùng giọng nói hổn hển của một nhân viên. Động cơ chạy rồi, mã lực mạnh lắm, ngay lập tức, Kiichiro chạy xuống phân xưởng. Tại đó động cơ của ông đang chạy và bắt đầu vượt qua mức 62 rồi 63 mã lực.
Sau đó ông đến bắt tay từng cộng sự một, những bàn tay còn dính đầy dầu nhớt và nói, bắt đầu từ tối hôm nay hãy lập tức dồn hết tâm sức bắt tay vào chế tạo chiếc xe đầu tiên của chúng ta.
Tháng 7/1936 Kiichiro đã tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới. Biểu tượng mang tên Toyota được chọn với hình tròn bao quanh, được viết theo dạng chữ Takatana và được sắp xếp theo một thiết kế truyền đạt được cảm giác và tốc độ.
Hơn nữa chữa Toyota được viết theo dạng chữ Takatana chỉ có 8 nét, mà theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại nhiều may mắn, tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng.
Tấn công thị trường xe tải
Sau khi chiếc xe thử nghiệm đầu tiên được hoàn thành, đến tháng 6 tới lượt các mẫu xe tải thử nghiệm đầu tiên ra đời. Khi Kiichiro tuyên bố, cần ngay lập tức tiến hành sản xuất xe tải, nội trong năm nay phải bắt đầu bán xe tải. Mọi người xung quanh đều hết sức ngạc nhiên vì chỉ còn 6 tháng nữa là hết năm.
Tháng 11 mẫu xe tải G1 ra mắt và được đem giới thiệu ở Tokyo, sau đó tại từng địa phương các chiến dịch marketing bắt đầu được tiến hành. Chỉ trong 1 năm có hơn 800 điểm trên chiếc xe Toyoda được cải tiến, số lượng lỗi giảm hẳn và chất lượng xe Toyoda dần chiếm được lòng tin của khách hàng.
Trở thành gia tộc ô tô hùng mạnh
Tháng 4/1937 Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại, và kể từ đó thương hiệu Toyota trở thành một trong những biểu tượng và là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản. Những mẫu xe hơi thông dụng bắt đầu được ra đời và trở nên phổ biến.
Toyota hiện luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, có giá trị hàng chục tỷ USD. Đồng thời Toyota sở hữu 522 công ty con trên khắp hành tinh, đây cũng là một trong 3 công ty xe hơi lớn nhất thế giới, chỉ sau GM và VW. Chủ tịch hiện tại của Toyota hiện tại là Akio Toyoda, cháu nội của nhà sáng lập Toyota Kiichiro Toyoda.
Năm 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra nhiều thất thoát lớn cho công ty, sau đó khách hàng phàn nàn về việc tăng tốc không theo ý muốn. Và một số vấn đề an toàn khác, dẫn tới việc triệu hồi 24 triệu chiếc xe trên toàn thế giới.
Chủ tịch Akio đã phải đích thân đến Mỹ, Trung Quốc, Canada để nhận trách nhiệm và xin lỗi về những vụ thu hồi xe. Và mới đây nhất ông đã gặt hái được thành công khi đưa Toyota quay lại là nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất thế giới với 7.49 triệu chiếc xe được bán ra trong 9 tháng đầu năm 2015.
Gia tộc Toyoda vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới Toyota, dù hiện chỉ giữ cổ phần chưa đến 5% theo tính toán của giới phân tích. Nhiều thành viên trong gia đình Toyoda, trong đó có những người từng giữ chức chủ tịch tập đoàn đều nhấn mạnh giá trị của con người trong công việc.
One thought on “Lịch sử Toyota, từ gia đình thợ mộc nghèo trở thành ông trùm ô tô thế giới”
Comments are closed.