chonmuatot

kinh nghiệm mua hàng online

  • Đồ gia dụng
  • Điện tử – Công nghệ
  • Sách hay – Doanh nhân
  • Kinh Doanh
  • Làm đẹp & sức khỏe
  • Home
  • Sách hay - Doanh nhân
  • Nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun và hành trình trở thành gã khổng lồ

Nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun và hành trình trở thành gã khổng lồ

chonmuatot
21/12/202022/02/2021 2 Comments
nhà sáng lập Xiaomi

Nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun đã dẫn dắt thương hiệu Xiaomi nổi lên như một hiện tượng và được mệnh danh là Apple của Trung Quốc. Xiaomi có chiến lược kinh doanh và truyền thông hoàn toàn khác biệt, các sản phẩm của hãng có thể dễ dàng nhận biết và mức giá của nó thật sự gây sốc cho đối thủ.

Xiaomi đã và đang chứng tỏ là thương hiệu có tính toán đúng đắn trong tưng bước chiến lược marketing của mình. Tất cả những điều này là nhờ vào tài năng và tầm nhìn của người lãnh đạo.

Bản sao của Apple

Có rất nhiefu CEO người Mỹ không đủ tự tin để so sánh họ với huyền thoại công nghệ Steve Jobs và Apple. Nhưng ở Trung Quốc tồn tại một người đàn ông hoàn toàn xứng đáng với danh xưng Steve Jobs của Trung Quốc, đó chính là Lei Jun nhà sáng lập, CEO của Xiaomi.

Cứ mỗi năm và dịp công ty ra mắt sản phẩm mới Lei Jun lại xuất hiện trên sân khấu với quần jean, mang giày thể thao và áo phông đen. Khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh của cố CEO Apple Steve Jebs.

Trên sân khấu lời nói về từng chi tiết của sản phẩm, vì chỉ khi đám đông tụ tập nói rằng màn trình bày của ông đã kết thúc thì cụm từ “one more thing” còn một điều nữa màu trằng nổi lên trên phông nền màu đen. Job từng dùng cụm từ và thủ thuật như thế để tạo sự phấn khích và ngạc nhiên cho đám đông.

Cũng giống như những gì Steve Jobs làm được cho nước Mỹ, Lei Jun đã đóng góp công lớn đưa thương hiệu điện thoại Trung Quốc lên tầm thế giới. công ty có trụ sở tại Bắc Kinh chuyên bán điện thoại chạy hệ điều hành android, sử dụng bộ vi xử lý của qualcomm. Với mức giá chỉ bằng một nửa so với sản phẩm tương tự của Apple.

Một ngôi sao được định hình

Lei Jun sinh ra ở thành phố nhỏ thuộc tỉnh Hồ Bắc, nơi được biết đến là quê hương của những vận động viên Olimpic nổi tiếng hơn là doanh nhân tài giỏi. Lei Jun được theo học tại đại học Vũ Hán chuyên ngành khoa học máy tính. Trong một bài phỏng vấn năm 2013 ông có chia sẻ về Fire In The Valley, cuốn sách truyền cảm hứng cho ông theo đuổi sử nghiệp giống như Steve Jobs.

Sau khi ra trường sớm hơn dự định, Lei Jun khởi đầu sự nghiệp tại công ty phần mềm kingsoft. Sau đó nhanh chóng Lei đã nhanh chóng được bổ nhiệm vào vị trí CEO của công ty này sau 5 năm làm việc. vào năm 2007 sau 4 lần không thành cuối cùng công ty đã niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Hongkong. Nhưng đúng lúc đó Lei Jun lại nghỉ việc với lý do cảm thấy quá mệt mỏi.

Sau đó Lei Jun cũng tham gia vào nhiều thương vụ đầu tư, gồm nền tảng bán lẻ trực tuyến Joyo.com sau này được bán cho Amazon vào năm 2004 với giá 75 triệu usd. Ông cũng đầu tư vào cả UC web được Alibaba mua lại vào năm 2014. Và YY.com một ứng dụng video trực tuyến.

Cuối cùng Lei quyết đinh tự mình sáng lập ra một công ty công nghệ, ông chiêu mộ một nhóm nhân tài, trong số những người về với ông lúc đầu có Lin Bin người trước đó từng giữ chức phó viện trưởng viện nghiên cứu của Google Trung Quốc và giám đốc mảng kỹ thuật của Google.

Khởi đầu từ phần mềm

Xiaomi được thành lập ngày 6/4/2010 bởi 8 đối tác, theo kế hoạch ban đầu Xiaomi chưa có kế hoạch sản xuất smartphone. ban đầu hãng tập trung một bản ROM cho điện thoại android có tên MIUI, bản ROM này sau đó trở thành một trong những ROM được yêu thích nhất.

Mặc dù dành cho máy android nhưng mà MUIU có nhiều điểm tương đồng với IOS. Nó có giao diện đơn giản không, tính đến tháng 2/2015 thì Xiaomi có hơn 100 triệu người dùng MIUI. Đây quả là một bước đệm khôn ngoan nhằm thu hút các đối tượng có hứng thú trước khi cân nhắc đến công đoạn đắt đỏ hơn đó là sản xuất điện thoại.

Bước chân vào lĩnh vực phần cứng

Xiaomi đơn giản không hài lòng với thành công ban đầu, họ nhận ra rằng tại quê nhà dù có rất nhiều hãng điện thoại thông minh nhưng có có thương hiệu công nghệ bản địa nào cso định hướng thực sự.

Ngoài ra hiểu được tâm lý muốn mua hàng tốt với giá bèo của người dân Trung Quốc, Xiaomi đã tung ra Mi1 smartphone đầu tiên của hãng với giá 1999NT rẻ hơn một nửa so với các mẫu điện thoại android nhập khẩu trên thị trường. chỉ trong 34 giờ kể từ khi công bố thì Mi1 đã nhận được hơn 300.000 đơn đặt hàng trong năm 2010.

Xiaomi không khó khăn để đánh bại những đối thủ cạnh tranh và soán ngôi vị đầu bảng cho thương hiệu smartphone phổ biến nhất Trung Quốc. mẫu điện thoại Xiaomi bán ra rẻ hơn hàng trăm usd so với sản phẩm mới nhất từ Apple hay samsung.

Sau đó Wang Xiang cựu chủ tịch Qualcomm tại Trung Quốc đã tiếp tục thuyết phục các ông chủ của Qualcomm tham gia vào vòng huy động vốn thứ 2 và trở thành một nhà đầu tư của Xiaomi. Đây là một động thái chưa từng có của nhà sản xuất chíp nhớ hàng đầu trên thế giới.

Ba năm sau khi ra mắt Mi1, Lei thuê Hugo Bara người phát ngôn cho các sản phẩm adroid của Google về làm phó chủ tịch mảng quốc tế của Xiaomi. Trong khi đó thì Wang Xiang cũng rời Qualcomm để gia nhập startup này. 2 năm sau ông trở thành phó chủ tịch cao cấp của Xiaomi thay cho Bara.

Chiếm lĩnh thế giới từ mạng internet

Xiaomi vươn mình từ một hãng vô danh thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới. họ chọn cách cung cấp sản phẩm với phần cứng tốt, kiểu dáng ưa nhìn và giá bán gần như không thể rẻ hơn so với các đối thủ. Nhờ đâu họ có thể bán sản phẩm rẻ đến như thế?

Lý do không hẳn đây là một công ty Trung Quốc, mà bởi startup này đã đưa ra một chiến lược kinh doanh đi trước các đối thủ. Ban đầu họ không đặt lợi nhuận lên hàng đầu, thay vào đó là sự chú ý của càng nhiều người càng tốt. xây dựng thương hiệu làm nền tảng cho thành công trong tương lai.

Một yếu tố khác là Xiaomi quản lý rất tốt nguồn cung sản phẩm, họ luôn đảm bảo cầu lớn hơn cung. Do đó smartphone Xiaomi thường cháy hàng chỉ sau ít phút lên kệ, điều này giúp hãng tránh được tình trạng tồn đọng hàng. Ngoài ra công ty smartphone Trung Quốc đẩy mạnh quảng bá trên mạng xã hội và theo hình thức truyền miệng.

Người ta gần như không thấy các đoạn quảng cáo trên tivi, báo, tạp chí vốn có chi phí cực cao. Thay vào đó họ tận dụng sức mạnh của interner và chuyển những khoản tiền quảng cáo hàng triệu đô la đó vào việc giảm giá bán sản phẩm.

Sau này rất nhiều công ty học tập chiến lược của Xiaomi, một trong số đó là Oneplus. Ngay cả những ông lớn smartphone Trung Quốc như Huawei, ZTE, Lenovo cũng học theo mô hình này bằng cách tao ra các thương hiệu vệ tinh như Honor.

Từ khủng hoảng đến sự hồi sinh mạnh mẽ

Năm 2016 Xiaomi tụt dốc thảm hại, doanh thu giảm mạnh đẩy Xiaomi xuống vị trí thứ 5 trong các nhà sản xuất smartphone của Trung Quốc. vào thời điểm đó tưởng chừng như họ không thể hồi phục, vậy mà Xiaomi đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục. Xiaomi đã chuyển bại thành thắng bằng cách lập ra mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

Giống như nhiều doanh nghiệp trong thời đại internet, hãng ban đầu đã dựa dẫm vào mô hình kinh doanh kép, Để bán sản phẩm phần cứng và các dịch vụ trực tuyến. hầu hết doanh thu của hãng đến từ bán điện thoại giá rẻ và tivi thông minh làm nền tảng cho các dịch vụ trực tuyến của Xiaomi.

Các sản phẩm phần cứng có lợi nhuận thấp, và vì thế hầu hết lợi nhuận của Xiaomi đến từ các dịch vụ trực tuyến. các dịch vụ này bao gồm phim và truyền hình online, được tính phí theo doanh mục hoặc là trả theo phí tháng 7.5 usd cho mỗi tháng.

Và thêm vào đó còn có các trò chơi điện tử và các dịch vụ khác. Xiaomi thậm trí còn điều hành trực tiếp một dịch vụ trực tuyến cung cấp các khoản vay nhỏ cho người dùng điện thoại Xiaomi. ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tinh vi để đánh giá mức độ tin cậy của người vay vốn.

Một điểm khá quan trọng trong chiến lược sản phẩm của Xiaomi chính là xây dựng hệ sinh thái Xiaomi. Giải pháp của họ là tạo ra một hệ sinh thái bao gồm 100 đối tác startup để cung cấp cho Xiaomi các sản phẩm gia đình, và các sản phẩm công nghệ kết nối internet khác có thể thu hút khách hàng đến cửa hàng của họ.

Phó chủ tịch cao cấp Wang Xiang của  Xiaomi người đã từng điều hành kinh doanh tại Qualcomm của Trung Quốc, đã giải thích cách mà hệ sinh thái tăng lưu lượng khách hàng. Việc mua một chiếc điện thoại hay tivi là một sự kiện có tần số diễn ra thấp, liệu bạn sẽ quay lại cửa hàng bao nhiêu lần?

Ông nói thêm nhưng nếu bạn cần một chiếc loa bluetooth, một cái nồi cơm điện kết nối internet, hay một máy lọc không khí với giá cả phải chăng. Và mỗi sản phẩm đó không chỉ tốt nhất thị trường mà còn tốn ít tiền hơn so với các sản phẩm trong cùng hạng mục.

Hệ sinh thái của chúng tôi thậm chí có thể cung cấp cho người dùng những sản phẩm mới lạ mà họ không biết là đã tồn tại. vì vậy họ sẽ tiếp tục quay trở lại cửa hàng Mi hone của Xiaomi để xem chúng tôi có gì.

Chẳng bận tâm những so sánh

Hiện tại bằng những chiến lược bứt phá Xiaomi lại được ca ngợi phượng hoàng Trung Hoa. Sau 8 năm, Xiaomi từ một startup nhỏ bé trở thành một doanh nghiệp hiện có 15.000 công nhân, đoạt doanh số 100.000 tỷ NDT (17 tỷ usd).

Giống như nhiều doanh nhân khác, Lei Jun thừa nhận Steve Jobs là người mà ông hết sức kính trọng, và là người truyền cảm hứng cho sự nghiệp kinh doanh của ông. Tuy nhiên Lei lại tỏ ra không thích thú gì với việc bị đem ra so sánh với Steve Jobs.

Năm 2014 trong một lần phỏng vấn với CNN ông cho biết rất mệt mỏi với việc bị đem ra so sánh với Jobs. Báo trí trong nước nói tôi là Steve Jobs của Trung Quốc, tôi xem đây là một lời khen ngợi nhưng sự so sánh như thế tạo cho chúng tôi áp lực lớn. Xiaomi và Apple là hai công ty hoàn toàn khác nhau, Xiaomi dựa trên interner, chúng tôi không làm những thứ giống như Apple.

Ngoài ra Lei Jun còn khẳng định phong cách ăn mặc mà báo chí cho rằng na ná Steve Jobs của ông, chỉ đơn giản là cách ông Pr cho thương hiệu quần áo bán trên Website thương mại điện tử của mình. Lei Jun chia sẻ rằng ban đầu tôi cực kì tức giận, thật sự là rất khó chịu, nhưng giờ tôi chẳng bận tâm tới những bận tâm so sánh vớ vẩn đó nữa.

Mặc kệ những điều đó Lei vẫn bình thản nói “ thậm chí một con lợn cũng sẽ bay được nếu nó đứng ở trung tâm của cơn lốc”. câu nói ưa thích của Lei là từ đây Xiaomi không còn là chú lợn nhỏ bé phải tìm đến cơn lốc, bản thân nó giờ đây đã là một trận cuồng phong.

Trước tình trạng smartphone Trung Quốc đang dần trở nên bão hòa, dẫn đến việc các thương hiệu phải nghĩ đến việc mở rộng và tăng tốc mở rộng ra nước ngoài. Đặc biệt là Xiaomi công ty này đã xâm nhập vào nhiều quốc gia khác nhau đặc biệt là Ấn Độ.

Ấn Độ sẽ trở thành mục tiêu quan trọng nhất cua Xiaomi trong 5 năm tới, với kế hoạch dành 1 tỷ usd để hỗ trợ 100 startup của quốc gia này.

xem nhà sáng lập tiktok tại đây

Điều hướng bài viết

Cách bán đồ ăn trên Now Foody hiệu quả mẹo tăng đơn chi tiết
Gercena Diabets có tốt không giá bao nhiêu mua ở đâu chính hãng

Related Articles

lịch sử hãng LG

Lịch sử hãng LG và cuộc chiến không đội trời chung với Samsung

chonmuatot
28/12/202022/02/2021 1 Comment
Nhà sáng lập acer

Nhà sáng lập Acer, từ cậu bé bán trứng ngỗng thành tỷ phú đô la

chonmuatot
25/12/202022/02/2021 1 Comment
lịch sử coca-cola

Lịch sử Coca-Cola thương hiệu tối thượng bắt đầu từ bài thuốc

chonmuatot
13/12/202022/02/2021 1 Comment

2 thoughts on “Nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun và hành trình trở thành gã khổng lồ”

  1. Pingback: Huawei mãnh thú vươn mình, đe dọa hàng loạt ông lớn công nghệ -
  2. Pingback: Lịch sử Huawei mãnh thú vươn mình, đe dọa các ông lớn công nghệ -

Comments are closed.

Bài viết mới

  • Đánh giá Xiaomi Mi 11 Snap 888 có đáng mua không với giá 16 triệu 27/02/2021
  • Đánh giá OPPO Reno5 5G cấu hình mạnh hơn, có 5G và sạc siêu nhanh 26/02/2021
  • So sánh iPhone 12 pro max và Galaxy S21 Ultra máy nào tốt hơn 26/02/2021
  • Đánh giá iphone 12 mini có đáng mua hay không, những điều cần lưu ý 25/02/2021
  • So sánh iphone 11 và iphone 12 có đáng nâng cấp, có nên lên đời iphone 12 25/02/2021

Chuyên mục

  • Điện tử – Công nghệ (99)
  • Đồ gia dụng (34)
  • Kinh Doanh (19)
  • Làm đẹp & Sức khỏe (262)
  • Sách hay – Doanh nhân (41)

Chuyên trang tư vấn mua sắm
Địa chỉ: 57 Hoàng Diệu 2 Quận Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh
Email: hanashop836@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/HaNa-Shop-103235094902828

Chuyên mục

  • Điện tử – Công nghệ
  • Đồ gia dụng
  • Kinh Doanh
  • Làm đẹp & Sức khỏe
  • Sách hay – Doanh nhân
Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes